Có một bộ phận mà trong hầu hết các thiết bị điện tử đều không thể thiếu. Đó chính là bộ phận cảm biến. Vậy chính xác cảm biến là gì? Tại sao các thiết bị cảm biến lại quan trọng đến vậy. Hãy cùng Vuanamcham.vn tìm hiểu về cảm biến và những ứng dụng của cảm biến trong bài viết này.
Nội Dung
Cảm biến là gì?
Để biết được những vấn đề của các thiết bị cảm biến, chúng ta cần nắm được khái niệm cảm biến là gì? Từ đó chúng ta sẽ có những kiến thức cơ bản nhất để đi sâu vào vấn đề.
Cảm biến được định nghĩa là một thiết bị có chức năng phát hiện và phản hồi lại cho người dùng. Tín hiệu mà cảm biến có thể nhận biết được có thể là ánh sáng, nhiệt độ, các chuyển động, độ ẩm và áp suất hoặc bất kỳ một yếu tố khác. Tín hiệu cảm biến thu nhận được sẽ được truyền qua và chuyển thành dạng khác để hồi đáp lại.
Chúng ta có thể lấy một ví dụ đơn giản để hình dung được cảm biến là gì? Một cảm biến oxy bên trong hệ thống kiểm soát khí thải. Tín hiệu mà cảm biến thu nhận được chính là nồng độ oxy. Và tín hiệu ra sẽ là số liệu và nếu cần thiết sẽ là một lệnh kiểm soát. Điều này phụ thuộc vào người lập trình của thiết bị.
Phân loại cảm biến theo cách thông dụng nhất – cảm biến là gì
Cảm biến có rất nhiều loại. Và chúng ta có rất nhiều cách để phân loại cảm biến hay còn được gọi là các loại sensor. Tuy nhiên những cách sau đây được sử dụng nhiều và phổ biến:
- Phân loại theo khả năng hoạt động của sensor. Chúng ta có 2 loại là cảm biến hoạt động và cảm biến bị động. Cảm biến hoạt động được những sensor đòi hỏi những kích thích bên ngoài hoặc là những tín hiệu nguồn. Còn ngược lại, cảm biến thụ động không yêu cầu bất kỳ tín hiệu nào mà sẽ trực tiếp tạo ra những tín hiệu đầu ra môi trường.
- Phân loại theo lĩnh vực ứng dụng của cảm biến chúng ta có: cảm ứng điện, các loại cảm biến dùng trong công nghiệp, cảm biến dùng trong công nghệ,…
- Phân loại dựa vào tín hiệu đầu vào. Chúng ta có những loại tín hiệu sau: điện, nhiệt, quang,…
Ngoài những phân loại cảm biến sensor trên, chúng ta còn có cảm biến analog và cảm biến kỹ thuật số. Analog là cảm biến tạo ra tín hiệu đầu ra liên tục và liên quan đến đại lượng đo được. Ngược lại với cảm biến analog, cảm biến kỹ thuật số có tín hiệu rời rạc. Trong công nghệ, chúng ta ứng dụng rất nhiều hai loại cảm biến này.
Một số ứng dụng của máy cảm biến xung quanh cuộc sống
Chúng ta có rất nhiều các loại cảm biến thông dụng khác nhau. Ứng với mỗi loại chúng ta có một lĩnh vực để áp dụng. Và chúng ta rất dễ dàng tìm được những linh kiện, thiết bị có sử dụng các bộ cảm biến. Bởi hầu hết những món đồ dù là đơn giản đến đâu cũng có thể được ứng dụng những loại cảm biến phù hợp.
Ứng dụng cảm biến vào công nghệ – cảm biến là gì
Chắc hẳn một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng hay những chiếc máy tính xách tay không còn xa lạ gì với bạn. Trong chính thiết bị mà bạn sử dụng hằng ngày, chúng đang được hoạt động bởi những cảm biến bên trong thiết bị. Khi bạn sử dụng màn hình cảm ứng, chính bộ phận cảm biến trên màn hình của bạn sẽ cảm nhận được nhiệt độ và các chuyển động ở các đầu ngón tay của bạn. Chính vì vậy mà chiếc điện thoại của bạn nhận biết được những lệnh và yêu cầu của bạn. Cũng chính những tín hiệu đó, bộ phận xử lý sẽ phát ra tín hiệu hỏi đáp lại.
Hay đơn giản, chúng ta có thể gặp ở chiếc khóa cảm ứng của gia đình mình. Bạn có thể sử dụng thẻ hoặc mật khẩu để mở khóa. Tất cả đều được áp dụng công nghệ cảm biến.
>> Tìm hiểu ngay: Cảm biến từ là gì? Một số ứng dụng hữu ích của cảm biến từ
Ứng dụng cảm biến vào sản xuất – công nghiệp
Nếu bạn đang làm trong ngành sản xuất, chắc hẳn bạn sẽ nhận ra sự phổ biến của cảm biến trong lĩnh vực này rất nhiều. Việc áp dụng cảm biến vào sản xuất – công nghiệp thực sự tiết kiệm rất nhiều công sức của con người. Đồng thời tăng hiệu quả công việc.
Chúng ta lấy đơn cử một ví dụ cho ứng dụng cảm biến trong trường hợp này nhé. Đó thiết bị cảm ứng điện. Khi nào dòng điện quá tải, thiết bị này sẽ phát hiện ra và tự động ngắt nguồn điện. Như vậy nếu ứng dụng bộ phận cảm biến này vào công nghiệp, cơ sở sản xuất sẽ tiết kiệm được chi phí, đồng thời cũng hạn chế các sự cố cháy nổ do điện gây ra. Vì vậy, sự ứng dụng này thực sự rất cần thiết.
Ứng dụng cảm biến từ – cảm biến là gì
Trong bài viết này, chúng tôi xin nhắc đến một loại ứng dụng của sensor cảm biến. Đó là cảm biến từ. Ứng dụng của loại cảm biến này được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu khoa học. Việc ứng dụng cảm biến này vào các nghiên cứu mang lại rất nhiều lợi ích cho con người.
Chúng ta có thể thiết kế ra một thiết bị để đó được từ trường của trái đất. Hay đơn giản là những từ trường do một thiết bị nào đó phát ra. Chúng ta sẽ sử dụng những thanh nam châm, thông thường là nam châm vĩnh cửu. Chúng sẽ đóng vai trò là nguồn thu tín hiệu.
Nếu bạn đang muốn thiết kế ra một món đồ có cho phép đo điện trường, bạn hãy chọn những món phụ kiện chất lượng. Nhất là với cảm biến từ này thì việc chọn lựa nam châm tốt là rất quan trọng. Bạn có thể mua những thanh nam châm tại Vua Nam Châm. Đây là một địa chỉ cung cấp những thanh nam châm tốt và chất lượng mà bạn nên cân nhắc.
Sự phổ biến của cảm biến đã mang đến cho con người một cuộc sống tiện nghi và nhiều tiện ích hơn. Chúng ta có thể thấy được những thiết bị có ứng dụng cảm ứng ở xung quanh chúng ta. Vì vậy việc phát triển cảm biến là vấn đề rất được quan tâm. Chính vì vậy mà việc nắm được căn bản cảm biến là gì? Cảm biến và ứng dụng của nó trong cuộc sống đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, nếu bạn quan tâm đến vấn đề công nghệ, có thể bài viết này sẽ có ích cho bạn đấy.
VUA NAM CHÂM CHUYÊN SẢN XUẤT KINH DOANH NAM CHÂM CÁC LOẠI
ĐỊA CHỈ : Số 36 ngõ 158/51 đường Ngọc hà, phường Ngọc Hà, Đội Cấn, Hà Nội
EMAIL: vuanamcham@gmail.com
HOTLINE: 02462.949.868 – TELL 0972288368 – Mr Chung
Bài chia sẻ hữu ích:
- Cuộn cảm là gì? Ứng dụng của cuộn cảm cực “hữu ích”
- Sơ đồ mạch điện là gì? Cách vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản
- Khám phá những đơn vị đo cường độ dòng điện cơ bản
Top sản phẩm bán chạy nhất tại VuaNamCham